- giuong massage
Những lợi ích của khoai tây
Được coi là nguồn thực phẩm tươi ngon, những củ khoai tây còn cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, chất xơ, sắt có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể, trong khoai tây chứa một lượng protein với giá trị gần tương đương như protein của trứng. Chúng cũng rất ít chất béo nên tốt cho người ăn kiêng.
Ngoài ra, một củ khoai tây cỡ vừa (khoảng 200 gam) sẽ cung cấp nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành (70 gam) và gần đủ nhu cầu của trẻ nhỏ (30 gam). Thực phẩm này cũng giúp bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, hoạt hóa các hormon, làm lành vết thương và phòng chống các bệnh như ung thư, tim mạch.
Bên cạnh đó, khoai tây giàu vitamin B6, kali, chất xơ, sắt giúp cơ thể khỏe mạnh.
Vì sao phải gọt vỏ khoai tây trước khi chế biến?
Lý do là vì khoai tây có chứa một chất hóa học là alkaloid. Mặc dù chất hóa học này thường tập trung nhiều ở hoa và mầm của cây khoai tây là chủ yếu nhưng phần vỏ xanh của củ khoai tây vẫn chứa chúng.
Vỏ khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng hơn thịt, tuy nhiên cũng có hàm lượng acrilamit cao hơn. Vậy nên cách tốt nhất là gọt bỏ vỏ.
Do đó, ăn khoai tây sống, nhất là ăn củ khoai tây mọc mầm hoặc ăn củ khoai tây không gọt vỏ, bạn sẽ hấp thụ nhiều hơn nồng độ các alkaloid độc hại. Đây là thủ phạm gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, co giật, ảo giác, đau đầu, nhịp tim bất thường, các vấn đề hô hấp và thậm chí tử vong…
Bởi thế, để loại bỏ các độc tố hóa học alkaloid ở củ khoai tây khi ăn, bạn nên gọt bỏ vỏ khoai tây nhằm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm độc.
Vì sao phải ngâm khoai tây sau khi gọt vỏ?
Bà nội trợ nào chắc cũng biết, khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa. Đặc biệt, khi sơ chế gọt khoai tây xong, bạn phải cho vào nước ngâm khoai tây 1 lúc rồi mới chế biến.
Nhiều người cho rằng, phải ngâm khoai tây trong nước là vì giữ cho màu sắc của khoai tây không bị ngả vàng. Tuy nhiên điều này chưa đúng.
Thực tế, theo VNE, sau khi sơ chế khoai tây, bạn phải đặt chúng vào nước ngâm khoảng 15-30 phút là bởi để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể có trong khoai tây.
Bên cạnh đó, việc gọt vỏ xong và ngâm khoai tây vào nước cũng sẽ khiến khoai tây không bị ngả sang màu nâu. Thông thường sau khi gọt vỏ, do lớp bề mặt bên ngoài và lượng tinh bột phản ứng với không khí và ánh sáng nên sau khi gọt vỏ, khoai tây bị chuyển sang màu nâu nếu không cho vào ngâm nước lạnh.
Do đó, sau khi gọt xong, mọi người thường cho khoai tây vào ngâm trong nước lạnh vì lý do này nữa.
Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn cũng không nên chọn khoai tây có vỏ màu xanh lá cây hoặc đã mọc mầm. Vì màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.
Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.
Vân Anh (tổng hợp)