Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Sữa bột sự cần thiết cho các bà mẹ mang thai

(Mẹ và bé) - Ngoài chuyện tẩm bổ bằng các loại thức ăn đặc biệt thì các bà bầu cũng nên thường xuyên cung cấp cho mình một lượng khoáng chất về dinh dưỡng có trong sữa bột. Nó không chỉ giúp cho chị em có được một cơ thể khỏe mạnh mà đứa con trong bụng bạn sẽ phát triển nhanh chóng. Ngoài những tiêu chí của một đứa trẻ thông minh, hiếu động, mà còn giúp cho các bà mẹ trẻ thư thái và tự tin nhiều hơn khi chờ đợi để chào đón đứa con đầu lòng của mình ra đời.

Tất nhiên ngoài chuyện uống các loại thuốc kháng sinh, viên sắt để tăng lượng chất thiết yếu cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ thì yêu cầu cần thiết nhất đó chính là ở thức ăn. Hầu như ngoài chuyện ốm nghén, muốn ăn một số loại thức ăn ra thì tất cả người mẹ điều cần các loại thịt, cá trứng và rau xanh. Vừa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mà còn giúp máu đi nuôi đứa trẻ. Tất nhiên không phải ai cũng biết được điều đó, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn của bé phát triển sau này.

Một chuyện khá quan trọng nữa đó chính là tránh tình trạng hoạt động và làm việc ở mức độ nặng. Thông thường khi biết mình mang thai nhiều người mẹ sẽ hạn chế một cách thấp nhất chuyện làm lụng với cường độ cao. Bên cạnh đó họ cũng không thức khuya và phải đi lại thường xuyên ,cho đứa trẻ hoạt động một cách bình thường và linh hoạt. Đấy chính là những cách thức dân gian hiệu quả mà nhiều người lớn tuổi áp dụng cho con cháu của mình.

Bên cạnh những điều kiện kể trên thì yếu tố tâm lý thời kỳ mang thai cũng khá cần thiết, vì hầu như nhiều người điều lo lắng và căng thẳng. Ngoài chuyện được làm mẹ ra thì khi đứa con chào đời nhiều thứ phải lo lắng. Ngoài việc cho bé bú sữa mẹ ra thì sữa bột cũng là yếu tố cần thiết cho con mình phát triển như chúng bạn, chưa kể đến vấn đề như quần áo, tả lót… hay nhiều thứ linh tinh khác. Tất nhiên lo lắng ấy rồi cũng tan biến một cách nhanh chóng khi bạn nhìn thấy đứa con mình chào đời.
Và người mẹ lúc này cũng phải thường xuyên tẩm bổ sữa bột để lấy lại tinh thần của mình. Có hẳn một loại sữa bột dành cho bà bầu, nên bạn hoàn toàn an tâm vì điều đó. Không cần phải bỏ ra nhiều thời giờ để cố gắng tìm kiếm một loại sữa thích hợp. Vì mỗi nhãn hiệu sữa điều có một loại sữa cho bà bầu một cách cụ thể. Ngoài dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho người mẹ ra thì sữa cũng là thức ăn quan trọng cho bé trong thời kỳ này.

Có thể nói, sữa bột cho những bà mẹ mang thai là một loại phát kiến thông minh của nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Với họ khi sản xuất ra dòng sữa ấy họ đã đặt mình là vai trò của những bà bầu. Biết họ cần gì, muốn gì và thực hiện ra sao. Nhưng ở sữa bột này lại là dạng dưỡng chất, nên khi cần thiết chỉ cần uống một mạch là xong, không cần phải trải qua nhiều công đoạn khác.


Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Thời gian tối đa để thực phẩm trong tủ lạnh

(Mẹ và bé) - Mách chị em cách bảo quản đồ ăn dặm cho con vừa tươi lâu lại không lo mất chất.

Lưu trữ thực phẩm đúng cách và ngăn nắp giúp mẹ không cảm thấy mệt mỏi mỗi khi phải lục tìm đồ ăn trong tủ, giúp mẹ tiết kiệm hơn trong chi tiêu cho mảng lương thực và lúc nào bé cũng được ăn đồ ngon nhất.


Trái cây thường nên để trong tủ lạnh để giữ tươi lâu hơn.

Táo có thể giữ được 3 tuần.

Quýt, cam, chanh:

Các loại trái cây thuộc họ chua thì giữ được 2 tuần nếu được trữ trong tủ lạnh, nhưng loại trái cây dạng này tốt nhất là mẹ nên cuốn màng bọc thực phẩm vào trước rồi để trong tủ thì sẽ kéo dài được tận hơn 5 ngày nữa nhé.

Quả bơ

Bơ thì mẹ có thể cứ để ở ngoài cho đến khi nào bơ chín, lúc mẹ nhấn vào hai đầu quả bơ thấy mềm là bơ chín, nếu chưa cho bé ăn ngay thì mẹ hãy bỏ ngay vào tủ lạnh trước khi chế biến cho bé nhé. Bơ chỉ có thể để được 4 ngày thôi mẹ ạ.

Chuối:

Đối với những loại quả chín sẵn như chuối, nếu bé ăn một nửa còn một nửa quả mà mẹ không muốn lãng phí vứt đi hay để cho bé một lúc sau ăn tiếp thì mẹ hãy bọc nửa quả còn lại trong màng bọc thực phẩm rồi cho tủ lạnh. Chuối sẽ không bị thâm một tý nào.

Nho:

Tương tự với quả nho, sau khi mua về rửa sạch mẹ hãy cho ngay vào túi đựng đồ ăn riêng dành cho tủ lạnh rồi trữ lạnh nhé, nho sẽ để được hai tuần.

Dưa hấu

Quả dưa chưa chín mẹ cứ để ở ngoài trên bàn bếp trong vòng 5 ngày mà không lo bị hỏng. Dưa hấu sau khi đã cắt nửa quả mà vẫn còn lại thì cũng tương tự như chuối, có thể bọc bằng màng bọc rồi cho vào tủ lạnh chứ nhất thiết mẹ đừng để ngoài, sau 1 ngày thôi dưa hấu sẽ hỏng ngay.

Mận, đào:

Những loại trái cây mềm như mận, đào cũng có thể giữ được 5 ngày trong tủ lạnh, ngược lại quả lê có thể để ở ngoài trong 4 ngày và nên ăn ngay chứ không nên giữ trong tủ quá lâu.

Cà chua

Mẹ có biết cà chua không nhất thiết phải để trong tủ lạnh không? Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi để cà chua ở ngoài nhưng nhớ là không để cà chua bọc trong túi nilon.

Cà rốt

Cà rốt tốt nhất nên để trong túi trong trữ đồ ăn và để trong tủ lạnh được 3 tuần. Dưa chuộc bọc trong màng bọc thực phẩm và để trong ngăn để rau của tủ lạnh được một tuần liền.

Tỏi và hành khô

Hai loại này cần để tách riêng ra cho đỡ lẫn mùi và để trong chỗ tối. Tương tự với khoai lang có thể giữ được hai tuần.

Thịt, cá, trứng

Riêng đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hay trứng mẹ lại càng cần phải để ý hơn nhé. Thịt xông khói chưa mở gói có thể trữ trong ngăn đựng thịt hai tuần, sau khi mở là một tuần, nhưng nếu mẹ muốn để lâu hơn hai tuần thì hãy để trong ngăn đá.

Thực phẩm tươi sống như cá, mực, tôm,... chưa chế biến ngay mẹ hãy bọc trong một lớp giấy ẩm rồi để vào ngăn thường của tủ lạnh nhưng lưu ý không thể để quá 1 ngày mẹ nhé, còn không thì hãy làm sạch, bỏ trong túi nhựa trong dành riêng cho tủ lạnh và trữ trong tủ đá.

Trứng để trong tủ lạnh có thể trữ được từ hai tuần đến khi hết hạn nhưng mẹ đừng bỏ ra khỏi hộp.

Những bí quyết trên mẹ hãy áp dụng thật tốt để ngày nào cũng có những món ăn tuyệt hảo cho bé và gia đình mẹ nhé.

Bài tập luyện tay giúp bé thông minh

(Mẹ và bé) - Khi con gái Kimura Akino được 7 tháng, chị Bích Nguyệt khuyến khích con tự cầm hộp và lấy bánh ăn dặm để bé biết cách kết hợp hai tay.
Sống ở Tokyo (Nhật Bản) gần 8 năm, chị Bích Nguyệt học được nhiều kiến thức hữu ích về thai giáo và chăm sóc con nhỏ. Trong đó, chị chú ý nhiều tới việc hướng dẫn bé luyện tay, tập xúc bằng thìa vì các đầu ngón tay có quan hệ mật thiết với não, giống như bộ não thứ hai của con người. Trong giai đoạn bé từ 0 đến 3 tuổi, càng sử dụng các đầu ngón tay nhiều thì não càng phát triển. Chị Bích Nguyệt đã chia ra từng giai đoạn để hướng con tới các bài tập phong phú, nhằm hoàn thiện kỹ năng cho bé. Cụ thể như sau:

"Giai đoạn mới sinh, mình cho bé nằm vào thảm đồ chơi có treo các đồ vật xinh xắn. Ban đầu, bé nhìn màu sắc, sau đó là giật, cầm nắm những món đồ trước mặt. Cách này rất hiệu quả với bé nhà mình nên tầm 5 tháng, bé đã có thể tự cầm bình uống nước đưa vào miệng và uống một cách thuần thục.

Đến giai đoạn bé 5-7 tháng, mình luyện tay cho bé bằng cách để bé cầm bánh ăn dặm, cầm những quả bóng tròn và tiếp tục nằm ở thảm đồ chơi. Còn một trò nữa mà các bé cũng rất thích, đó là kéo giấy ăn từ trong hộp ra.
Đến khi bé được 7 tháng trở đi, giai đoạn này do đặc thù của ăn dặm, bé không thích mẹ đút thìa nữa nên mình là nhiều món bánh cho bé tập cầm, bốc ăn. Mình sử dụng đa dạng nguyên liệu và làm bánh nhiều hình dáng khác nhau, từ bánh ăn dặm tròn nhỏ đến cơm nát, bánh bột mì, mỳ udon... Bé tỏ ra rất thích thú với những món ăn này.

Với các loại bánh ăn dặm bán sẵn, mình cũng mua nhiều loại hình tròn như hòn bi hay dài giống đầu đũa. Ban đầu, mình cầm túi (hộp) bánh để bé cho tay vào lấy, rồi nâng dần lên là một tay bé cầm túi và tay kia lấy bánh. Khi tập cho bé như vậy, các mẹ cần xác định mục đích chính là để bé được dùng tay nhiều chứ không phải là ăn nhiều. Ở giai đoạn này, mẹ cho các bé chơi trò lấy vật nhỏ ở trong khay, bóc seal (miếng dán hoặc băng dính cũng được) mẹ dán xuống ghế...

Rồi từ tháng thứ 9, mình chuyển sang cho bé tập cầm bút và vẽ linh tinh vào bảng. Đến tháng thứ 11, bé tiếp tục luyện tay với các hoạt động như: đánh trứng, cầm thìa xúc bánh ăn dặm hình tròn. Ngòa ra, để luyện cho bàn tay có lực, mình luôn khuyến khích bé bóc vỏ của hộp sữa chua, bóc vỏ bánh... Những việc này đối với người lớn thì dễ nhưng với trẻ con rất khó bởi một tay phải giữ chặt và một tay kéo mạnh ra", bà mẹ một con chia sẻ.

Bây giờ, cô con gái Kimura Akino của chị Bích Nguyệt gần 2 tuổi lại được mẹ hướng dẫn cho cách cầm kéo cắt giấy, cầm kẹp kẹp viên bi... Chị cũng như nhiều bà mẹ Nhật Bản khác, không cấm bé sử dụng dao, kéo mà hướng dẫn cho con kỹ năng này từ lúc con bé, giúp con biết cách dùng như thế nào cho đúng và an toàn. Thông qua những trò chơi đơn giản với dụng cụ có sẵn và dễ kiếm, chị Bích Nguyệt đã giúp bé "khám phá" thế giới xung quanh thú vị từ chính đôi tay mình.

Song Giang

Cho bé tập làm quen với bột ăn dặm ngay tháng thứ 6

(Mẹ và bé) - Bước sang giai đoạn tháng thứ 6, các bé điều được ba mẹ mình cho ăn dặm thêm các dưỡng chất cần thiết. Trong đó có thể kể đến là bột ăn dặm với dạng mặn và ngọt. Tùy từng mục dích cũng như sự yêu thích của phụ huynh mà họ có thể cho con mình ăn dạng nào trước tiên, nhưng có một điều chắc chắn rằng các bé sẽ được ăn cả hai loại mặn và ngọt trong giai đoạn 6 tháng đầu đến 1 tuổi đời. Sau đó sẽ cho các bé tập dần và làm quen với các loại thức ăn mới.

Vị mặn ngọt của bột ăn dặm ngày nay cũng khá đa dạng. Chủ yếu từ nguồn dưỡng chất của thiên nhiên, các loại rau, củ quả mà các nhà sản xuất áp dụng những dây chuyền khép kính để tạo ra những loại bột ăn dặm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Có thể nói các sản phẩm này điều phù hợp với các bé. Có khác chăng là do phụ huynh chọn lựa cho con mình ra sao mà thôi. Vì lẽ đó mà ta thấy rằng, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều hãng sữa uy tín là vì vậy, họ không ngừng cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau, đủ sức cho phụ huynh tìm mua sao cho vừa ý nhất.

Ta cũng biêt rằng, bột ăn dặm là dạng dưỡng chất của các loại thịt, trứng, rau củ quả được chế biến thành, kết hợp với những chất quan trọng khác. Trong giai đoạn sản xuất, các chuyên gia dinh dưỡng đã sáng tạo và cho ra đời các dạng khác nhau, nhưng công đoạn để làm ra sữa thì hoàn toàn giống nhau. Vì quy trình làm ra bột điều phải trải qua các khâu đặc biệt và cụ thể.

Khi đến tay người tiêu dùng, mà khách hàng mà các nhà sản xuất nhắm tới là trẻ con, đương nhiên ở đây là sự đặc biệt, cho nên họ phải làm sao thu hút ở cái hương vị, để hấp dẫn trẻ và ngay cả phụ huynh của bé. Chưa kể đến chuyện làm ra bao bì ra sao, mẫu mã như thế nào để kéo khách đến mua về. Đấy là khâu của những người quảng cáo và làm công tác PR, cho nên mình không quan tâm nhiều đến điều đó.
Có thể nói rằng, khi phụ huynh cho bé ăn, lúc đầu bé sẽ có những cảm giác khác lạ so với nguồn sữa mình bú trước đây, nhưng từ từ rồi bé sẽ quen dần và có sự thích thú. Đấy chính là nguyên nhân tại sao mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tập cho bé ăn. Làm như thế vừa kích thích hệ tiêu hóa của bé làm quen với dưỡng chất mới, các dưỡng chất này có nhiệm vụ là nuôi cơ thể và thúc đẩy các cơ quan phát triển hoàn hảo.

Khi bé làm quen với bột ăn dặm, chính là lúc bé khẳng định được sự lớn của mình, bước sang một mức độ phát triển đặc biệt. Đây chính là lúc mà các bé tạo dần cảm giác cho việc hoạt động cơ hàm của mình để ăn uống sau này một cách linh hoạt hơn. Vì dạng bột này không ảnh hưởng nhiều đến xương hàm của bé, nên phụ huynh hoàn toàn an tâm khi lựa chọn cho con mình một sản phẩm ưng ý nhất.


Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Củ cải ăn dặm: ‘nhân sâm’ giá rẻ cho bé

(Mẹ và bé) - Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ củ cải đem lại cho sức khỏe con yêu đấy.

Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Thêm vào đó, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà. Điều này hẳn mẹ nào cũng rõ. Vậy nhưng chẳng phải tự nhiên mà người Trung Quốc coi củ cải như một loại “nhân sâm” giá rẻ. Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ của củ cải đối với sức khỏe của con.


Lý do bé nên ăn củ cải

Chữa ho, tiêu đờm: Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Đối với những bé mùa đông hay bị tắc mũi, ho, đờm, mẹ có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này. Củ cải sẽ giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng bé, giúp trẻ làm dịu cổ họng và đặc biệt hữu ích với những bé đang bị cảm lạnh.

Hỗ trợ tiêu hóa: Củ cải có tác dụng làm sạch tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ các thức ăn , độc tố khó tiêu trì trệ trong dạ dày trẻ.

Ngăn ngừa nhiễm virus: Vì có hàm lượng vitamin C rất cao, củ cải giúp trẻ tăng sức đề kháng và tránh lây nhiễm virus.

Thời điểm cho bé ăn củ cải

Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn củ cải vào giai đoạn 7-8 tháng. Củ cải mọc dưới đất nên khá lành và ít nhiễm thuốc sâu. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, với bất cứ loại thực phẩm nào, khi cho trẻ tập ăn đều chỉ nên ăn ít một, không ồ ạt và quan sát phản ứng của con.

Cách chọn củ cải cho bé

Cải cải cho bé mẹ nên lựa những củ còn tươi, không bị chuyển màu, thâm dập, cầm chắc tay. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.

Một số lưu ý khi chế biến củ cải thành bột ăn dặm cho trẻ

Củ cải có thể gọt vỏ, luộc hoặc hấp cho bé ăn nguyên miếng hạt lựu mềm. Ngoài ra mẹ có thể cho vào cháo thịt của bé hay ninh hỗn hợp củ cải, hành tây, khoai tây, su hào để lấy nước ngọt nấu cháo cho con.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý hạn chế ninh nấu cà rốt cùng củ cải. Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cách làm dưới đây với món củ cải:

1. Củ cải nghiền
Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được. Tiếp đến, mẹ dùng thìa hoặc máy xay dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.

2. Cháo củ cải thịt nạc

Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu.

Thịt heo nạc xay khoảng 50 gram.

Đun gạo với nước thành cháo có độ đặc vừa ý. Sau đó mẹ cho củ cải và thịt nạc vào khuấy đều. Đợi thêm 10 phút cho củ cải chín thì tắt bếp, cho một thìa dầu ăn rồi múc ra cho trẻ ăn nóng. Có thể xay lợn cợn cho phù hợp với khả năng ăn của bé.

3. Củ cải xào trứng mềm

Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái sợi dài, mỏng. Cho một ít dầu ăn hoặc dầu oliu vào chảo, xào mềm củ cải. Đến khi củ cải chuyển trong, đập 1 lòng đỏ trứng gà vào xào cùng. Củ cải trứng chín cho ra để bé ăn kèm cháo trắng hoặc ăn không để tập nhai.
Theo Mẹ X.Xuân (Khampha.vn)

Chế biến bột ăn dặm gạo nhật Koshihikaritheo cách riêng của bạn

(Mẹ và bé) - Có thể nói gạo là một thực phẩm mang lại nhiều tinh bột và không thể thiếu ở tất cả khẩu phần ăn của mỗi người. Nó không chỉ xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới mà chúng còn là cây lương thực chính ở nhiều nơi. Vừa để ăn vừa chế biến thành các loại bánh, bột khác nhau. Làm cho bữa ăn của mọi người thêm phong phú và đa dạng. Có thể nói, gạo là thực phẩm rẻ tiền, vừa có thể trồng được nhiều nơi, xuất khẩu đi khắp thế giới.


Từ ý tưởng cần thiết đó mà nhiều nhà sản xuất đã áp dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để chế biến một số thực phẩm đặc biệt. Trong đó có thể kể đến bột ăn dặm gạo nhật Koshihikari. Một sản phẩm đang được nhiều phụ huynh có con nhỏ biết đến. Vừa cung cấp chất béo, tinh bột, các khoáng chất thiết yếu cần cho cơ thể mà bột ăn dặm còn là người bạn đồng hành tuyệt với giúp các bé làm quen với các loại thức ăn ở dạng rắn về sau.
Thông thường nhiều người điều thấy rằng, bột ăn dặm điều có một đặc điểm chung là chúng ở trạng thái dạng bột. Nhiều nhà sản xuất đã lấy đấy là cột mốc cho quá trình sản xuất của mình. Khi chế biến sẽ nhanh hơn và tiện lợi nhiều hơn. Nhưng không phải loại bột nào cũng cho ra những điều kiện phụ hợp đáp ứng đúng như yêu cầu của phụ huynh, đặc biệt với những người bận rộn, trong quà trình chế biến rất dễ bị vón cục, làm bé ăn không được mà bắt buộc phải đổ bỏ, vừa mất thời gian lại tốn kém.
Từ những vấn đề cấp thiết đó mà bột ăn dặm gạo nhật Koshihikari đã lên ý tưởng chuyển thành phần bột sang dạng cốm để giúp cho việc tan nhanh trong nước nóng dễ dàng hơn. Không mất nhiều công đoạn mà còn giúp phụ huynh tiết kiệm một cách hiệu quả nhất. Bạn cũng biết rằng, dạng hạt cốm này sẽ xốp và mềm đi rất nhiều. Khi các bé ăn sẽ thuận tiện và nhanh hơn, cảm thấy ngon miệng vì được ba mẹ chế biến một cách phù hợp nhất.
Đây được xem là một sản phẩm khá độc đáo, nó không chỉ phù hợp với các bé tập ăn dặm mà ngay cả các bé ở độ tuổi tứ 6 tháng đến 1 tuổi đầu đời của mình. Như vậy, nhà sản xuất đã kịp thời nắm bắt được những tiêu chí mà trẻ em cần có. Tùy độ tuổi ra sao mà phụ huynh có thể kết hợp bột ăn dặm gạo nhật Koshihikari với một số thực phẩm khác. Vừa tiết kiệm chi phí mà không mất nhiều thời gian dành cho bạn.
Có thể mách với bạn một vài kế nhỏ như sau, khi bé cần một lượng dưỡng chất cần thiết, ngoài bột ăn dặm gạo nhật Koshihikari khi chế biến thì bạn có thể cho thêm ít rau củ vào, nhớ rằng, rau củ phải chế biến thành dạng nước bạn nhé, lấy nước ấy mà nấu bột, vừa giúp bé có đủ dưỡng chất cần mà còn có thêm nhiều hương vị khác nhau, sẽ không làm bé chán mà còn thấy thích thú nhiều hơn vì mỗi ngày là một khẩu vị khác.


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Top món ăn dặm mẹ KHÔNG nên để tủ lạnh

(Mẹ và bé) - Có những thực phẩm cho con sẽ hoàn toàn bị mất chất nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh.

Vừa đi làm vừa chăm con, hầu hết các chị em thường có xu hướng mua trước các loại thức ăn vào cuối tuần hay đầu ngày để sẵn trong tủ lạnh để tiện chế biến cho bé. Tuy nhiên, trên thực tế có một số thực phẩm nếu giữ lạnh sẽ mất đi các chất dinh dưỡng vốn có hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa của bé sau này.

Mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm sau đây để có thể chế biến các món ăn cho bé được ngon lành và giàu dinh dưỡng hơn.


Cà chua

Chắc rằng mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi cà chua được liệt vào danh sách này. Mua cà chua dự trữ sẵn trong tủ lạnh để nấu đồ ăn cho bé và cả nhà đã là một thói quen thường ngày của nhiều chị em. Vậy tại sao lại là cà chua? Vì loại quả này sẽ mất toàn bộ hương vị nếu cứ để trong tủ lạnh.

Quá trình làm lạnh sẽ làm cả chua mất khả năng chín tự nhiên, mà mẹ vẫn biết là, cà chua chỉ ngon khi để chín tự nhiên mà thôi. Ngoài ra, hơi lạnh từ tủ sẽ phá vỡ kết cấu của quả cà chua, cụ thể là lớp màng bên trong vỏ cà, khiến cho quả cà chua tươi ngon mọng nước trở nên đầy những bột. Cách tốt nhất mẹ nên bảo quản cà chua là để vào trong rổ ở nơi mát mẻ thoáng khí.

Khoai tây


Nếu mẹ nào vẫn giữ thói quen để khoai tây vào tủ lạnh để nấu canh cho bé thì hãy từ bỏ thói quen này ngay. Khoai tây để lạnh sẽ làm cho chất bột có trong khoai chuyển hóa thành
đường nhanh chóng, và cuối cùng mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và lắm sạn. Khoai tây sẽ được bảo quản tốt nhất nếu mẹ để vào trong túi giấy ở chỗ tối và thoáng mát. Túi giấy là lựa chọn tốt nhất bởi nếu là bao ni lông thì sẽ quá kín và không khí bên ngoài không thể lọt vào được.

Hành tây

Nếu để hành tây vào tủ lạnh, không lâu sau mẹ sẽ thấy hành trở nên mềm nhũn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món súp mẹ nấu cho bé. Những nơi khô ráo, mát mẻ là môi trường tốt nhất để bảo quản hành tây.

Có một lưu ý hết sức quan trọng nữa là, hành tây mà để chung với khoai tây sẽ làm cho cả hai thực phẩm này hỏng nhanh hơn. Vì thế mẹ cần lưu ý để riêng rẽ hai loại củ này.


Quả bơ

Với nhiều bé, bơ luôn là món khoái khẩu bởi độ béo ngậy và thơm ngon, đặc biệt là khi mẹ trộn với sữa hoặc đánh sinh tố cho con . Bơ còn là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất béo có lợi.

Nếu mẹ mua bơ chưa chin cho bé, đừng"dại"cho vào tủ lạnh vì có thể 5 ngày sau mẹ bỏ ra, quả bơ vẫn còn cứng nguyên và rất khó ăn. Còn nếu bơ đã chin rồi thì mẹ có thể vô tư giữ trong tủ lạnh

Tỏi

Nếu để tỏi trong tủ lạnh, mẹ sẽ nhanh chóng có “thành quả” là một nhánh tỏi mọc đầy mầm. Không chỉ vậy, tỏi để trong tủ lạnh rất dễ trở nên mềm và khó chế biến. Món xào của mẹ mà thiếu tỏi thì có thể bé sẽ lên ý kiến ngay.

Bánh mì

Bánh mì sẽ nhanh chóng trở nên khô roong khi mẹ cho vào tủ lạnh. Chắc hẳn bé sẽ không muốn bữa ăn sáng của mình lạnh ngắt và khô cứng. Tuy nhiên, nếu mẹ mua loại bánh mì sandwich đã cắt lát, mẹ có thể bọc kĩ rồi cho vào tủ đông, khi nào cần ăn, mẹ lấy ra rã đông rồi nướng lại cho bé ăn, lát bánh mì khi đó lại có mùi vị rất tuyệt đấy. Có điều mẹ cần lưu ý, bánh mì tuy đã được bảo quản ở tủ đông nhưng mẹ chỉ nên dùng trong tối đa là 4 ngày thôi nhé.

Dầu ô liu

 Nếu gia đình đang có bé ăn dặm, chắc sẽ không thể thiếu 1 chai dầu ô liu ở trong bếp. Nhưng mẹ nhớ tuyệt đối không nên cho dầu vào trong tủ lạnh vì dầu để tủ lạnh sẽ đông đặc lại y như bơ. Làm sao mẹ có thể nấu cháo cho bé bằng dầu đông đặc đúng không nào

Mật ong

Mật ong không cần thiết phải trữ trong tủ lạnh. Loại thực phẩm này có hạn sử dụng là mãi mãi nếu được đóng kín nắp. Nếu mẹ cho mật ong vào tủ lạnh, mật sẽ bị kết tủa và sẽ trông như những hạt pha lê nhỏ, mẹ khó có thể lấy để làm món bánh mì chấm mật ong ngon lành cho bé nữa.
Theo Ngọc Nguyễn (khampha.vn)


Cải bó xôi con không ăn: Khỏi lớn!

(Mẹ và bé) - Phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.

Cải bó xôi, hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt là món ăn ưa thích của chàng thuỷ thủ Popeye trong bộ phim hoạt hình cùng tên. Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?


Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

Một trong những ưu điểm vượt trội của cải bó xôi so với các loại rau củ quả khác đó là lượng chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ:

Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ,

Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển não bộ và tuần hoàn máu ở trẻ.

Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Do vậy, nếu có con đang chớm cận thị, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn cải bó xôi.

Mặt khác, xin mách mẹ những công dụng vô cùng ‘kì diệu’ của loại rau Popeye này:

1. Phương thuốc nhuận tràng của trẻ nhỏ

Cải bó xôi là loại rau ăn lá có hàm lượng chất xơ cao. Do vậy, khi mẹ cho bé ăn cải bó xôi, cơ thể bé sẽ được cung cấp chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá, nhu động ruột nhờ vậy cũng được vận động dễ dàng hơn. Thế nên khi “đầu ra” của bé gặp khó khăn, mẹ đừng quên ‘người bạn’ cải bó xôi này.

2. Thần dược cho căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do bị vi khuẩn hoặc vi trùng có hại tấn công. Trong cải bó xôi có lượng kháng sinh diệt vi trùng có hại, bảo vệ đường tiết niệu của trẻ nhỏ. Vậy là mẹ lại thêm yên tâm vì đã có sẵn trong tay bí kíp mỗi lần bé tiểu dắt.

3. Ăn cải bó xôi bé khỏi lo đau bụng giun

Ruột của trẻ là môi trường yêu thích của các loài giun sống kí sinh. Và thật đáng ngạc nhiên là cải bó xôi chính là liều thuốc diệt trừ giun sán vừa đơn giản vừa hiệu quả. Chỉ bằng việc chế biến cho trẻ những món ăn từ cải bó xôi, bố mẹ có thể yên tâm giúp trẻ tránh xa lũ giun sán đáng ghét.

Vậy để bé khoẻ như Popeye, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé?

Cách lựa chọn và chế biến cải bó xôi:

Khi lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau.

Cải xôi là loại rau dễ kết hợp cùng các loại thực phẩm khác. Mẹ có thể nấu với cá, gan gà, thịt lợn hoặc thịt bò…

Xin mách mẹ một số công thức nấu ăn cho bé với cải bó xôi

1. Cháo trắng cải bó xôi: 6 tháng +

Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước (30 ml),

2 muỗng nhỏ cải bó xôi hấp nghiền nhuyễn, rây qua lưới (10 ml)

Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn đun trên bếp nhỏ lửa, rây qua lưới rồi trộn với cải bó xôi.

Tắt bếp, cho vào cháo nửa thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu gấc. Cho bé ăn nóng



2. Cháo thịt heo cải bó xôi: 7 tháng +

Nguyên liệu: 2 thìa canh đầy thịt heo băm nhỏ, 2 thìa rau cải bó xôi băm nhỏ.

Thực hiện: Cho gạo vào nồi với nước, đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.

Ướp tôm, hành lá và 1-2 giọt mắm

Sau đó múc 2/3 chén cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi, thêm một ít nước cho vừa sở thích của trẻ. Khi cháo đã sôi cho thịt heo bằm đã ướp vào quậy đều cho thịt đỡ vón cục.

Khi thtij chín, cho cải bó xôi vào nấu xôi lên, tắt bếp. Như vậy mẹ đã có chén cháo thơm ngon, chất lượng cho trẻ.

3. Bánh soufflé bina đến từ nước Pháp xinh đẹp: 1 tuổi+

Nguyên liệu chuẩn bị: 10-15 lá cải bó xôi nghiền, 1/3 chén phô mai tươi, 2 quả trứng, 30ml sữa tươi hoặc sữa công thức, 1 nhúm nhỏ rau húng quế

Cách làm: Mẹ xay nhỏ cải bó xôi, trộn đều với phô mai tươi, trứng và sữa đã được làm ấm. Sau cùng, trộn rau húng quế xắt nhỏ vào hỗn hợp. Lưu ý: mẹ không nên trộn rau húng quế từ đầu để tránh mùi nồng.

Quét một lớp dầu olive vào khuôn nướng bánh (mẹ có thể dung khuôn nướng bánh muffin), và đổ hỗn hợp vào. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng bánh dính vào khuôn gây khó tróc.

Mẹ cho khay nướng vào lò nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 190 độ C. Khi mặt bánh chín vàng, mẹ có thể dùng tăm xiên vào bánh, nếu thấy tăm rút ra không bám bột nghĩa là bánh đã chín và bé yêu có thể thưởng thức món bánh soufflé bina vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, vừa giàu dinh dướng rồi đó mẹ ạ.

Chúc mẹ và bé những bữa ăn vui vẻ bên nhau!

Theo Mẹ Gấu Nhí (khampha.vn)

Mẹ ơi bé ăn dặm thích: Chuối

(Mẹ và bé) - Mách mẹ một vài công thức món ngon chế biến từ chuối – “siêu thực phẩm” dễ kiếm cho bé yêu

Chuối là một loại quả rất giàu vitamin và có nhiều cách chế biến đa dạng, vậy nên mẹ đừng quên cho bé ăn chuối mỗi ngày.


"Siêu thực phẩm" giàu dinh dưỡng

Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hoá, chuối còn là phương thuốc “vàng”, bởi khả năng giúp ổn định lại các chức năng đường ruột, loại bỏ các vi khuẩn có hại, giữ lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Thức quả tiện lợi số một

Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, khi cho bé ăn mẹ cần nạo sạch phần xơ vỏ bám ở thịt chuối và không nên cho bé ăn chuốt hột khi bé chưa được 8 tháng.
Chọn mua và bảo quản chuối như thế nào?

Để bảo đảm an toàn cho bé yêu và tránh mua phải chuối bị ngâm thuốc ủ, xin mách mẹ mẹo nhận biết chuối “xin” chín cây qua lớp vỏ quả: Chuối chín cây thường có lớp vỏ chín lốm đốm (chuối trứng cuốc), bên ngoài hơi nhăn, màu vàng tươi hay xanh đã ngả vàng. Không nên chọn những quả có vỏ màu vàng mịn không tì vết. Vì thông thường khi thu hoạch chuối, bà con thường thu hoạch trước khi quả chín. Quả chuối này thường do người bán thúc bằng nhiều cách để chuối chín nhanh. Chưa kể đến độ độc hại cho trẻ, khi ăn những quả chuối này cũng không ngon, thường có vị chát.

Để đảm bảo an toàn, mẹ cũng có thể chọn mua chuối xanh rồi để tự chín ở nhà bằng cách gói trong túi nilong. Chuối chín nên được ăn ngay trong thời gian ngắn. Hạn chế để chuối trong tủ lạnh vì sẽ khiến vỏ quả bị thâm đen.
Sau đây là một vài gợi ý cho mẹ để chế biến món chuối thêm phần đa dang giúp bé ngon miệng:

1. Chuối nghiền trộn sữa





Đây là món có thời gian chuẩn bị “siêu” nhanh mà lại thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Mẹ cần chuẩn bị: Nửa quả chuối, 30ml sữa công thức.

Do có kết cầu mềm mịn giống như bơ, nên quá trình chế biến chuối không cần cho vào máy xay. Mẹ chỉ cần lấy rây rây nhuyễn phần chuối đã được bỏ hạt và xơ vỏ, trộn đều với sữa là đã có món chuối trộn thơm ngon. Tuỳ vào tháng tuổi và khả năng ăn đặc của bé mà mẹ điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp chuối với táo, bơ, lê, xoài, dâu tây để làm món hoa quả trộn sữa cho bé.

2. Custard chuối

Mẹ cho hỗn hợp trên vào máy xay đánh nhuyễn, hoặc cho vào bát rồi lấy thìa trộn đều sao cho hỗn hợp được mịn và dẻo.

Đổ hỗn hợp vào khuôn nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 350 độ. Mẹ cần kiểm tra bánh 10 phút một lần, vì độ dày/mỏng của hỗn hợp được đổ ra có thể ảnh hưởng đến bánh. Khi bánh chín, bề mặt sẽ có các khe nứt. Để kiểm tra, mẹ có thể lấy dao chọc vào tâm bánh, khi rút ra nếu dao sạch không dính hỗn hợp có nghĩa món ăn đã thành công.

3. Chuối nướng

Nguyên liệu: 2 quả chuối, 2 thìa bơ

Đun nóng chảy 2 thìa bơ trong chảo nhỏ, cho chuối đã được thái lát mỏng/nhỏ vào đảo qua cho chuối được ngấm bơ. Sau khi rán sơ qua, nếu mẹ thấy miếng còn to và bị dính thì có thể nghiền ra cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngon béo ngậy và lạ miệng giúp bé kích thích vị giác. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm táo nghiền vào cũng giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Chúc mẹ và bé có những bữa ăn ngon với nhau!
Theo Mẹ Gấu Nhí (khampha.vn)

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Chọn bột ăn dặm phù hợp cho bé

(Mẹ và bé) - Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm (4-12 tháng) ngày càng phổ biến. Việc chọn bột ăn dặm phù hợp cho bé là vấn đề khiến không ít bà mẹ đau đầu.

Béo phì, chứng trào ngược, thừa chất, khó tiêu hóa... là lo lắng của nhiều cha mẹ khi chọn bột ăn dặm cho con.

Tác dụng ngược của bột ăn dặm

Con 5 tháng tuổi, chị Nguyễn Thu Hằng, ở Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, mua bột ăn dặm về cho bé ăn. Chị dùng bột nấu với nước ninh thịt thăn hoặc quấy với nước sôi rồi trộn bột sữa công thức ngọt vào cho cháu ăn. Chị Hằng không biết hàm lượng dinh dưỡng thế nào vì mua theo chỉ dẫn của bạn bè. Ăn được vài tháng, bé nhà chị tăng cân đột biến và có nguy cơ béo phì.

Cũng mua bột dinh dưỡng cho con theo cảm tính và lời giới thiệu của đồng nghiệp, chị Vũ Thu Thủy, ở Trung Hòa, Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội rất lo lắng. Chị có con nhỏ 7 tháng tuổi, thường ngày vẫn cho con dùng bột ăn dặm. Đọc thông tin trên mạng về loại bột đang dùng, chị thấy sản phẩm đó bị phát hiện công bố tỷ lệ dinh dưỡng không chính xác.
 "Tôi thấy bất an, chuyện tỷ lệ dinh dưỡng sai hiện chưa phải là nghiêm trọng nhưng chẳng may một ngày nào đó, sản phẩm mình thường mua cho con ăn bị phát hiện chứa chất nguy hiểm thì không biết sẽ làm thế nào", chị Thủy nói.

Hai bà mẹ kể trên cũng như hầu hết phụ huynh khác đều đang tù mù trong việc chọn bột ăn dặm cho con. Nhiều người không hiểu cách chọn bột dặm phù hợp và hữu ích cho sự phát triển của bé.

Trong khi đó, gần đây, website của Cơ quan quản lý dược - thực phẩm Mỹ (FDA) đăng tin: một công ty thực phẩm thuộc hàng tên tuổi nhất thế giới đã công bố sai giá trị dinh dưỡng của một loại bột gạo. Điều đó khiến nhiều cha mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm càng thêm lo lắng.

Sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ hiện có nhiều loại là sản phẩm xách tay lưu thông trên thị trường Việt Nam, không ít trong số đó chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận.

Chọn bộ ăn dặm phù hợp và an toàn cho trẻ

Khi chọn bột dặm cho con, mẹ cần chú ý những thông số phù hợp. Năng lượng cung cấp chỉ khoảng 100 Kcal/100ml nhằm kiểm soát nguy cơ béo phì. Hàm lượng Protein cho phép từ 3,5g đến 3,8g trên 100kcal cho các bé từ 6 tháng tuổi nhằm kiểm soát nguy cơ thừa cân và suy thận ở giai đoạn phát triển về sau. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của việc ăn quá nhiều protein khi còn nhỏ có thể dẫn tới béo phì. Bởi quá trình dị hóa protein giải phóng ra nito là những chất gây độc với thận.

Về lượng tinh bột, mẹ nên chọn loại tinh bột trong bột mì, được cấu tạo bởi 75% amylopectin và 25% amylose. Điều đó sẽ làm giảm nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên chú ý đến những tác dụng về độ an toàn, dễ tiêu hóa, lượng caxi, nguy cơ táo bón…

Ngọc Bích
Nguồn: sưu tầm

Tham khảo cách nấu bột ăn dặm cho bé

(Mẹ và bé) - Con yêu đã bắt đầu bước sang tháng thứ 6 trông cao lớn hơn rõ rệt. Để giúp con có sự phát triển toàn diện bạn nên thiết lạp lại chế độ dinh dưỡng cho bé từ việc bổ sung bột cho bé ăn dặm.

Bột cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng
Khi bé bước sang tháng thứ 3 trở lên, bé bắt đầu có những thay đổi mới như tập lẫy, tập bò và chập chững biết đi. Để thực hiện những hoạt động đó, bắt buộc cơ thể trẻ cần nạp thêm năng lượng và không thể chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Mẹ cần cho bé tập ăn dặm và bột là thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm.

Bởi trong thời kì ăn dặm thức ăn cần đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt và không nôn trớ. Hơn nữa, bột là dạng thức ăn dễ kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, trứng rau củ quả. Các loại thức ăn được xay nhuyễn tạo thành nguồn dinh dưỡng tổng hợp dễ bổ sung đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm.

Sự giàu có thành phần tinh bột (gạo, kiều mạch, yến mạch, đậu, đỗ thích hợp…) là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cơ thể trẻ. Ngoài ra bột ăn dặm là nguồn thức ăn chưa nhiều đạm thực vật, chất xơ, chất béo và nguồn vitamin khoáng chất. Những thành phần dinh dưỡng trên giúp trẻ chống duy dinh dưỡng, hộ trơ tiêu hoá, trí não và tăng cường sự phát triển toàn diện ở bé trong thời kì ăn dặm.


Cách nấu bột cho bé ăn dặm

Để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé.

Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.

Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.

Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.
Nguồn: sưu tầm

Bắt đầu tập ăn dặm bằng bột gì?

(Mẹ và bé) - Em thiếu kinh nghiệm nên chưa biết sẽ cho con ăn bột ăm dặm ngọt hay mặn.
Hỏi: Bé nhà em còn 2 tuần nữa là được 5 tháng tuổi. Em định bụng sẽ tập cho bé ăn dặm nhưng thiếu kinh nghiệm nên chưa biết cho bé ăn bột ăn dặm ngọt hay mặn. Mẹ chồng em thì khuyên nên cho bé ăn bột mặn sẽ chắc xương, chóng sởn, mau lớn.

Em băn khoăn mãi việc này. Xin Eva tư vấn giúp em.

Câu hỏi của độc giả gửi từ địa chỉ email: tuyetngoc_vu...@...

Trả lời:

Trước tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Eva.vn

Trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn dặm cho bé. Quan trọng là bạn chọn được loại phù hợp với khẩu vị của bé để bé hứng thú với việc ăn uống và ngon miệng.

Thông thường, nên tập cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé. Có thể cho bé ăn bột ngọt được chế biến sẵn; cũng có thể cho bé ăn bột gạo nấu với loại sữa mà bé đang ‘tu ti’ theo tỉ lệ 5% (5g bột trong 100ml nước). Các loại bột ngọt có vị gần giống với sữa mẹ và sữa ngoài khiến bé sẽ thích thú hơn.

Khi bé mới tập ăn dặm, điều quan trọng nhất là tập cho bé thói quen ăn đúng giờ giấc, cách ăn bằng thìa, ngồi một chỗ và làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Ban đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn mấy muỗng/thìa cafe bột/cháo xay một ngày.

Khi tập cho bé ăn dặm, bạn cần lưu ý:

- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.

- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.

- Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.

- Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng (mè), lạc (đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt; lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

- Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.


(Khampha.vn)

Cho bé tập quen với việc nhai với thực phẩm bột ăn dặm

(Mẹ và bé) - Rau củ với trẻ nhỏ là thứ khó ăn nhất, không phải vì nó là dạng rắn mà là vì mùi vị của nó không hấp dẫn, đôi khi khiến các bé khó chịu. Cho nên có nhiều trường hợp các bé cảm thấy không muốn ăn khi thấy một loại thực phẩm mà mình không thích có trong khẩu phần ăn của mình. Đấy chính là mối nguy tiềm ẩn mà nhiều phụ huynh không nghĩ tới nếu như có sự chiều chuộng con không đúng cách. Nó sẽ làm cho bé chậm phát triển một cách thấy rõ theo từng ngày.


Thường thì khi bé không thích một món ăn nào đó thì ba mẹ thường bỏ ra, không mua về để chế biến. Nhưng họ không nghĩ rằng, những thực phẩm đó lại mang lại nguồn dinh dưỡng và các loại vitamin rất cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển của các bé. Bạn cũng biết rằng, khi tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, lời khuyên trước hết đối với họ dành cho phụ huynh là nên cho bé ăn thật nhiều rau củ. Vậy quả thật là một trở ngại rất lớn với nhiều người. Tại sao bạn không chọn một liệu pháp vừa an toàn vừa tiết kiệm.
Bột cháo gạo Nhật và rau là loại thực phẩm bột ăn dặm dành cho trẻ từ giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi đầu. Đây là loại thức ăn khá đặc biệt có đủ các loại rau củ cần thiết dành cho trẻ. Bạn nên nhớ rằng, theo quy trình chế biến, các nhà sản xuất đã lựa chọn khá kỹ các nguồn vitamin cần thiết từ thực phẩm thiên nhiên là chính. Cho nên dùng các loại rau củ là biện pháp an toàn và hiệu quả, giúp các trẻ có đủ chất dinh dưỡng mà còn tránh được tình trạng bé chán ăn.

So với thực phẩm gốc, khi chế biến các bé sẽ không thấy được qui trình và loại củ quả mình không thích, nên khi ba mẹ cho chúng ăn thì chúng sẽ không hề hay biết. Ngoại màu sắc hấp dẫn thì mùi vị của Bột ăn dặm từ gạo và rau sẽ làm cho bé cảm thấy ngon miệng và kích ăn bé ăn nhiều hơn. Ba mẹ không còn phải mệt mỏi khi tìm lựa loại thực phẩm đặc biệt để chế biến cho bé ăn hằng ngày nữa, vì đã có thực phẩm ăn dặm Bột cháo gạo Nhật và rau

Có thể nói rằng giá trị chất bột, chất sơ, chất béo và các vi khoáng chất khác có trong thực phẩm Bột cháo gạo Nhật và rau, mang lại cho bé sự hoàn thiện một cách tuyệt đối. Vừa cho bé sự thèm ăn khi đến bữa mà còn mang lại một sức khỏe tốt. Điều đặc biệt cần phải bàn tới ở đây đó chính là bé không cần nhai nhiều, vì trong thời gian tập ăn các bé thường nuốt thức ăn nhiều hơn. Khi chuyển tiếp giữa giai đoạn như thế phụ huynh cần phải nhớ kỹ.
Cho bé ăn bột cũng là cách tốt, nhưng khi bột không phải ở dạng cốm sẽ khiến bé nuốt khá khó khăn, nên ở dạng cháo sẽ thuận tiện hơn. Nên bé nhai ít đi, để chuẩn bị làm quen dần dần, tất nhiên khi đã quen hẳn thì bé sẽ nhai một cách thuần thục hơn. Đây cũng chính yếu tốt tất yếu để các bé tập ăn các loại thức ăn ở dạng rắn sau này.


Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Đừng tưởng trẻ ăn dặm không cần muối!

(Mẹ và bé) - Cơ thể cần muối và muối lại là chất cơ thể không tự sản sinh. Do đó, mẹ cần cho bé ăn muối.

Chủ đề nên hay không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ luôn là cuộc chiến “không khoan nhượng” của các cô con dâu và mẹ chồng trong gia đình Việt. Rất nhiều ý kiến cho rằng trẻ dưới 1 tuổi không cần muối, không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của bé vì sẽ hại thận trẻ. Thực ra, quan niệm này không sai, nhưng chưa đầy đủ.

Chúng ta phải biết, muối đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cơ thể. Muối ăn là bắt buộc cho sự sống, là chất cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống chứ không riêng gì cơ thể con người. Muối tham gia vào việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào. Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc muối xuất hiện trong bánh ăn dặm là cần thiết. Và dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối. Vì sao?


Trẻ cần muối, nhưng lượng muối trẻ cần khác với chúng ta

Ai cũng cần muối, nhưng lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ. Cụ thể:

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày

- Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

Lượng muối này, hoàn toàn đã được đáp ứng đầy đủ trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày.

Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui… Các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi cũng đều có 1 lượng muối nhất định.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính, việc nêm muối lại càng không cần thiết. Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Không ăn muối liệu có nhạt nhẽo vô vị?

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối. Từ đó, khó có khả năng trẻ đòi ăn muối nếu chính người lớn chúng ta không tự tạo thói quen cho trẻ. Trên thực tế, người lớn và các bà mẹ đang cố nêm muối cho con theo khẩu vị của mình thì đúng hơn là theo khẩu vị của trẻ.

Không ăn muối có thiếu iod?

Khoa học đã chứng minh, ngoài DHA, thiếu Iod cũng “góp phần” khiến trẻ kém thông minh. Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iod.  Đó là nguyên nhân chúng ta hay nghe bọn trẻ trêu chọc những bạn học kém là “Bị thiếu iod à”.

Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không ăn muối cũng chẳng lo thiếu iod. Lý do đơn giản: Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 50 mcg iod mỗi ngày. Các bé vẫn còn uống sữa và sữa mẹ, sữa bò, sữa công thức lại là một trong những hàng đầu về hàm lượng iod. Trong 237ml sữa bò đã có tới 56 mcg iod.

Ngoài ra, trong các món ăn bé ăn hàng ngày cũng đã đủ lượng iod cần thiết cho não trẻ như: Tảo biển: 1.800mcg, Rau chân vịt: 164mcgrau dền: 50mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg...

Đối với bé trên 1 tuổi, nhu cầu iod và muối nhiều hơn, mẹ mới cần cho thêm một chút muối, mắm vào bữa ăn cho bé. Lúc này, nên ưu tiên chọn loại muối đã được bổ sung iod.
Theo Mimi (tổng hợp) (khampha.vn)

Cho trẻ ăn dặm: Đừng sợ hải sản!

(Mẹ và bé) - Hải sản rất giàu dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm của trẻ nhưng nhiều chị em lại nghi ngại sợ con...đau bụng.

Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại trong dám cho trẻ ăn vì sợ con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Thực tế, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc…

Để giải đáp các lo lắng của các mẹ, dưới đây là đôi điều các mẹ cần biết khi cho trẻ tiếp xúc với món ăn quý giá này.

Hải sản - món quà từ biển cả dành cho bé

Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Theo các chuyên gia, đây là một loại dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega -3 còn rất nhiều tác dụng cho trẻ:

- Tăng cường miễn dịch: Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

- Phòng chống chàm: Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Cho bé làm quen với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da

- Tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn: Trong nhiều công trình nghiên cứu, cá được chứng minh là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi

- Tốt cho mắt: Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện tầm nhìn

- Duy trì độ chắc khỏe cho xương: Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương.



7 tháng tuổi có thể bắt đầu cho trẻ ăn hải sản

Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, do đó các mẹ không nên cho bé tiếp xúc với loại đồ ăn này quá sơm. Theo các chuyên gia, trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 7 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý rằng, khi mới đầu cho trẻ ăn, mẹ chỉ nên dùng một số lượng nhỏ để bé có thể thích nghi. Với những bé cơ địa kém hay dị ứng thì các mẹ càng phải cẩn trọng hơn. Khi cho bé ăn, các mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của bé, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường thì nên ngừng lại và cho bé đi kiểm tra, tránh dẫn đến tình trạng nặng.

Không phải loại hải sản nào cũng là sự chọn thông minh cho trẻ

Hải sản tốt cho trẻ:

- Cá biển (cá hồi, ca ngừ, cá thu nhỏ…): chứa nhiều omega-3, tốt cho sự phát triển của trẻ.

- Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não

- Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ.

- Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên "siêu" tốt cho sự phát triển của bé

Ngoài các hải sản có lợi trên, các mẹ cần tránh cho trẻ ăn cá mập, cá kình, cá kiếm, cá thu lớn…bởi đây là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho trẻ.

Tùy theo tháng tuổi mà lượng hải sản dành cho bé sẽ khác nhau

Hải sản rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, vì thế cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Nếu ăn quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể. Tùy theo độ tuổi mà lượng ăn của bé khác nhau, nhưng chỉ nên ăn 3 – 4 bữa/tuần.

- Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
- Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30- 40 g thịt hải sản.

- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Cách chế biến hải sản cho trẻ ăn dặm

Ở độ tuổi ăn dặm, cách tốt nhât để chế biến hải sản cho trẻ dễ ăn là lọc lấy thịt, xay hoặc nghiền nhỏ, sau đó nấu chung với thức ăn dặm (bột, cháo) của bé. Nếu là cá đồng nhiều xương, mẹ nên luộc chín cá rồi gỡ xương; cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé; với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trong quá trình chế biến, các mẹ cần đảm bảo nấu chín, tránh để cho trẻ ăn hải sản chưa được chín. Các mẹ có thể tìm hiểu một số món ăn dặm hải sản dành cho bé như: cháo tôm, cháo ngao mồng tơi, cháo cua bông cải, cháo cá thu, súp ghẹ, bánh ăn dặm

Nên chọn hải sản tươi ngon cho bé

Khi chế biến bất cứ một món ăn nào cho trẻ, mức độ an toàn là điều mà các mẹ nên quan tâm đầu tiên, không nên vì cảm tính cá nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi chọn hải sản hay các loại đồ ăn khác, mẹ nên chọn loại tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại ôi, chết…
Để chọn được các loại cua, cá,... tươi, mẹ nên tham khảo cách chọn như sau:

-  Các loại cá: mắt cá trong suốt, toàn thân sáng bóng là tươi ngon

-  Tôm: vỏ và thịt gắn liền nhau, thân tôm nguyên vẹn, sáng bóng và có tính đàn hồi

-   Cua, ngao: có vỏ ngoài sáng, thân chắc

Một vài lưu ý khác khi cho trẻ ăn hải sản

- Không nên cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, ... Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

- Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm này muộn hơn một chút. Khi cho con ăn cần hết sức từ từ từng chút một để xem bé có phản ứng dị ứng không.

- Khi cho trẻ ăn hải sản, uyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ.

- Không nên cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên bởi khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.

Theo Thanh Loan (Khám phá)

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5-6 tháng tuổi

(Mẹ và bé) - Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật được rất cha mẹ quan tâm bởi tính khoa học và bổ dưỡng dành cho trẻ.

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo.

1. Những thông số cơ bản

- Số lượng bữa ăn: ăn 1 bữa dặm/ngày cho bé 5 tháng; 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng

- Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7h tối.

- Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.

- Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))

- Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)

- Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

- Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé


2. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này

-  Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ

-  Đạm: đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu (đậu Hà Lan), cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi

-  Nhóm vitamin: cá rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt ( = rau bina = rau bó xôi), táo, dâu, quýt.

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Trong tháng đầu tiên bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm, mẹ hãy nên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.

Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.


Tuần thứ hai: Sang tuần này, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.


Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3.

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và tứng 2/3 lòng đỏ.

Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml),  rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường.


Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.

Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).


Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này

- Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn

- Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê

- Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé

- Khi giới thiệu một loại bánh ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày

- Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.

- Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

- Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 - 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

- Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Theo Thanh Loan (Khám phá)

Bánh ăn dặm Angry Birds bánh ngậm Bledina

(Mẹ và bé) - Thông tin chi tiết sản phẩm

Bánh ăn dặm Angry Birds 70g vị trứng gà


- Bánh trứng gà Hàn Quốc Angry birds 70g luôn được gọi là loại “thực phẩm dinh dưỡng toàn phần”.
- Bánh trứng là một trong những nguồn cung cấp cao đạm tối ưu, trong đó có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, một lượng nhỏ axit béo omega-3, một lượng lớn các thành phần nâng thể lực như lecithin, lutein.Nhưng người ta cũng chưa hiểu được nhiều lắm về loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này.
- Dung lượng : 70g
- Xuất xứ : Hàn Quốc.

Bánh ngậm Bledina



- Bánh ăn dặm / bánh ngậm Bledina 120g cho một hương vị hoàn hảo  và cân bằng phù hợp với bé

- Hạn chế bổ sung hàm lượng đường

- Bánh có Hình dạng, kích thước và kết cấu phù hợp theo độ tuổi của bé

- Hương vị thơm ngon

- Cho bé từ 10 tháng trở lên

- 150ml sữa công thức + 1 chiếc bánh = bữa ăn đầy đủ cân bằng cho bé 10 tháng

- Trọng lượng :120g

- Gồm 6 túi nhỏ mỗi túi 4 cái nhỏ 5g.

Bánh ăn dặm giúp ba mẹ và bé xem phim thêm thú vị
Bánh ăn dặm Alete Nestle 180g


Bánh ăn dặm Alete Nestle 180g

(Mẹ và bé) - Độ tuổi:    Mọi lứa tuổi
Thương hiệu:  Nestle (Thuỵ Sỹ): Bột ăn dặm Nestle,phân phối bột ăn dặm Nestle tại Việt nam

Thông tin chi tiết sản phẩm



Bánh ăn dặm Alete Nestle 180g

Bánh ăn dặm Alete Nestle dùng cho bé bắt đầu ăn dặm để kích thích răng phát triển và để bé giảm bớt ngứa nướu khi mọc răng.
  • Bánh ăn dặm Alete Nestle dành cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên.
  • Bánh Alete Kinder Keks bổ sung canxi, 4 vitamin và chất sắt.
  • Bổ sung những vi chất cần thiết cho bé trong quá trình pháp triển.
  • Alete Kinder Keks dùng cho bé bắt đầu ăn dặm để kích thích răng phát triển và để bé giảm bớt ngứa nướu khi mọc răng.
  • Bánh có thể trộn với sữa khi bé tự cầm ăn.

Giá trị mỗi 100g: Năng lượng: 421kcal; Protein: 8,5 g; Carbohydrate: 76,6 g; Kali: 0.14g; Sắt: 6,0 mg; Canxi: 260mg; Vitamin B1: 0,5 mg; Vitamin B2: 0.8mg; Vitamin B3: 9.0 mg; Vitamin B6 : 0,6 cho trẻ sơ sinh 6 tháng.

Trọng lượng: 180g.

Xuất xứ: nhập khẩu chính hãng từ Đức, hãng Nestle



Bánh ăn dặm bích quy Hipp siêu sạch 150g

(Mẹ và bé) - Bánh ăn dặm bích quy Hipp 3551 siêu sạch 150g: là thức ăn dặm cho trẻ từ tháng thứ 6 trở lên, bồi bổ cơ thể, giúp trẻ tập nhai với những chiếc răng sữa đầu tiên, phát triển cơ hàm, kích thích tuyến nước bọt hoạt động qua đó hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.



- Thành phần:  Bột mỳ, tinh bột lúa mỳ, đường, dầu thực vật, sữa bột tách bơ, bột nở (Kali hydro cácbonat, L (+) Axit tartaric), muối, vitamin B1, chiết xuất vani.

- Hướng dẫn sử dụng bánh ăn dặm cho bé: Là thức ăn kèm giữa các bữa chính có thể ăn ngay hoặc bẻ ra, đối với trẻ từ 6 tháng tuổi cho từ 2-3 chiếc bánh vào bát và đổ sữa HiPP đã pha (3-4 thìa sữa HiPP 2 pha vào 130 ml nước đun sôi để ấm 50oC) hoặc nước sinh tố hoa quả, ngày ăn  2-3 lần  đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu cung cấp vitamin B1­ hàng ngày cho trẻ.

- Xuất xứ:  Sản phẩm của Công ty HiPP GmbH & Co.Export KG, Sản xuất tại Thuỵ Sỹ.

Lưu ý: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ thường, sau mỗi lần sử dụng, đóng hộp lại cận thận, không để gần chất có mùi. Hộp đã mở chỉ sử dụng trong vòng 4 tuần.

Bánh ăn dặm Angry Birds bánh ngậm Bledina


Bánh ăn dặm giúp ba mẹ và bé xem phim thêm thú vị

(Mẹ và bé) - Xem phim với màn hình rộng có lẽ là sở thích của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Vì ở đó họ ngoài được cùng nhau có những không gian riêng tư thì nó còn giúp họ biết được những câu chuyện mang tính chất nhân văn sâu sắc. Cho nên thị trường phim của màn hình rộng ngày nay khá đa dạng và phong phú, đủ các thể loại, từ thiếu nhi cho đến người lớn. Mà đặc biệt hơn giá cả của mỗi cặp vé cùng tùy mức độ cũng như các rạp phim mà có giá như thế nào.
Nhưng có một trở ngại khá lớn đó chính là giai đoạn các bạn có con nhỏ. Lúc này đây ba mẹ phải thường xuyên ở bên con mà chăm sóc. Chưa kể đến chuyện các bé phải bú mẹ thường xuyên. Yếu tố này bắt buộc phụ huynh dù có muốn đi bất kỳ đâu cũng khó khăn. Liệu pháp an toàn đặc biệt nhất còn phải kể đến chất lượng âm thanh của rạp phim khá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bộ phận tai của các bé. Nên ba mẹ sẽ chọn ở nhà xem phim tại gia vẫn là cách tốt nhất.


Khi con bạn đến gian đoạn lớn hơn, biết đi, biết ăn dặm thì sẽ là lúc bạn hãy cho các bé ra tiếp xúc nhiều hơn ở thế giới bên ngoài. Và rạp phim lúc này sẽ là địa điểm chọn lựa khá thú vị và mới mẻ. Bạn cũng biết, bé không chỉ thấy sự lạ lẵm mà còn thích thú khi chưa bao giờ xem phim cùng ba mẹ với chiếc tivi cực đại như thế. Ba mẹ cũng có dịp trở về không gian lãng mạn trước kia, chỉ có khác là có thêm một thành viên mới, đáng yêu mà thôi.
Một điều có lẽ bạn sẽ lo lắng nhiều lúc này là hầu như các tập phim được chiếu tại các rạp hầu như có thời gian rất dài, chúng không chỉ làm các bé chán mà còn cảm thấy đói. Rất tiếc, nếu xem phim mà theo dõi đến khúc gây cấn thì bé đòi về sẽ làm bạn mất đi hứng thú. Nhưng vì con mà nhiều phụ huynh trẻ đành chấp nhận. Họ tìm cách để cho trẻ quay về nhà mà ăn uống theo đúng khẩu phẩn của các bé
Tại sao bạn không chọn liệu pháp vừa an toàn mà cũng giúp bạn không mất đi sự thú vị khi xem phim. Bánh ăn dặm sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cho con bạn vừa no lòng mà vẫn xem phim một cách thích thú. Hãy nhờ rằng, khác với người lớn chúng  ta, khi xem phim thường chọn bắp rang để ăn, nhưng với trẻ bạn hãy cho chúng làm quen với Bánh quy phô mai bổ sung sắc và canxi. Đây được xem là thực phẩm vừa giúp bé ngon miệng trong khi xem phim mà còn có khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình ăn dặm của mình
Như vậy, phụ huynh vừa có thể xem phim mà không sợ bé bị đói nữa. Người bạn đồng hành này vừa giúp bé thích thú vì hương vị lạ, còn phù hợp với chính độ tuổi của mình. Bạn có thể hoàn toàn an tâm về chiếc bánh này, nó không chỉ xốp, mềm, giúp bé ăn không bị mỏi miệng cũng như đau nướu. Đây cũng là cách mà phụ huynh cho trẻ tập làm quen việc cơ miệng hoạt động. Vừa cho bé ăn ngon, vừa xem phim một cách tuyệt vời thì còn gì hấp dẫn hơn.


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Giúp mẹ cải thiện trí nhớ cho con với thực đơn quen thuộc

(Mẹ và bé) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào Đại học – Cao Đẳng 2015 đang đến gần. Để con đạt kết quả tốt nhất trong cuộc đua quan trọng này, các mẹ cần bổ sung cho con một thực đơn khoa học, giúp tăng cường hoạt động của não và cải thiện trí nhớ.
Trong mùa thi, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ tăng cao gấp nhiều lần bình thường để có đủ năng lượng và dưỡng chất cho trí não. Không cần quá cầu kỳ hay đắt tiền, những thực phẩm sau đây rất đơn giản, dễ chế biến nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trí não của con bạn.

1. Cá và dầu cá
Cá và dầu cá chứa nhiều Omega-3 (bao gồm DHA và EPA) – một hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào, giúp kích hoạt sản sinh Serotonin và tăng cường hormone não, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa từ thức ăn bên ngoài vào.
 DHA trong Omega-3 là acid béo chiếm thành phần chính trong các tế bào thần kinh, giúp đảm bảo phản ứng dẫn truyền thần kinh và duy trì cấu trúc vật lý của bộ não. DHA cũng cực kỳ quan trọng cho thị lực vì nó là thành phần chính của màng trong tế bào tiếp nhận ánh sáng của mắt. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu trẻ được bổ sung đủ DHA thì cả thị lực lẫn trí óc sẽ nhanh nhạy, tăng chỉ số trí tuệ, đồng thời làm chậm sự lão hóa não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ khi trưởng thành.

Omega-3 có nhiều trong các loại cá hồi, cá basa, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi... Do đó, các mẹ nên cho con ăn ít nhất 3 bữa cá trong tuần (đặc biệt là cá biển) để đảm bảo một trí nhớ tốt, giúp học tập hiệu quả, sáng mắt và hệ thống thần kinh ổn định hơn.

2. Trứng

Xưa nay dân gian thường có quan niệm kiêng ăn trứng trong mùa thi vì sợ điểm “xơi trứng”, tuy nhiên điều này hoàn toàn không có sơ sở khoa học và khiến con bạn có thể bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời đối với người hoạt động trí óc bởi lòng đỏ trứng rất giàu choline – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ.

Ngoài ra, trứng cũng chứa nhiều Omega-3, tuy nhiên không phải loại trứng nào cũng có công dụng ngang nhau. Nghiên cứu cho thấy: trứng của gà nuôi thả chứa lượng Omega-3 cao gấp 2 lần và lượng vitamin E cao gấp 3 lần so với gà nuôi nhốt, giúp chống trầm cảm và bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

3. Chuối
Cũng với quan niệm như trên, nhiều gia đình kiêng không cho con ăn chuối trước khi thi vì sợ “trượt vỏ chuối”, khiến con mất đi nguồn vitamin B6 và Kali dồi dào, rất hiệu quả trong việc kích thích cơ thể sản xuất ra Norepinephrine, Dopamine và đặc biệt là Serotonin (trong 100g chuối chứa 1,7mg Serotonin). Đây là những hormone cần thiết cho não, giúp giảm stress và tăng cường khả năng tập trung.

Do đó, một bữa ăn nhẹ với vài quả chuối trong những ngày ôn thi sẽ thật tuyệt vời cho con bạn, giúp đầu óc được thư giãn, giảm căng thẳng và tiếp thu bài tốt hơn.

4. Sữa
Sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phomai) chứa nhiều vitamin B và protein - những chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào não, chất dẫn truyền thần kinh và các enzym. Sữa cũng cung cấp một lượng lớn carbohydrate - năng lượng ưa thích của não.

Ngoài ra, có hai loại acid amin quan trọng tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh, giúp não thư giãn là Tryptophan và Tyrosine.Trong đó, Tryptophan có nhiều trong sữa (45mg/100ml sữa), là tiền chất của hai hormone Melatonin và Serotonin. Melatonin điều hoà sự đồng bộ của giấc ngủ, giúp tái bảo dưỡng tế bào não sau thời gian hoạt động, còn Serotonin kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào thần kinh đệm, giúp não phát triển và hoạt động hiệu quả.

Do vậy, các mẹ có thể cho con uống một ly sữa vào mỗi buổi sáng, tối hoặc trong các bữa ăn phụ, giúp tăng cường năng lượng và trí thông minh khi học tập.

5. Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, cải bó xôi có chứa nhiều chất sắt, Folate (Acid folic), Magie và vitamin B12, B6 giúp tăng cường hiệu quả cho não.

Axid folic (Folate dạng tổng hợp) là một loại vitamin B có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tổng hợp các acid amin và acid nucleic cần thiết cho sự phát triển bình thường của cột sống bào thai, não và hộp sọ, trực tiếp kích hoạt sự phát triển của các tế bào gốc thần kinh.

Còn Magie là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, giúp tế bào thần kinh duy trì được trạng thái cân bằng để thực hiện các tư duy logic phức tạp và duy trì sự tập trung, đồng thời giảm căng thẳng mệt mỏi, thúc đẩy giấc ngủ sâu và hiệu quả.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tối ưu, các mẹ cũng nên bổ sung cho con những thực phẩm chức năng có chứa các dưỡng chất tốt cho não như DHA, Acid folic, Magie cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết khác, giúp cải thiện trí não và trí nhớ cho con một cách tự nhiên, an toàn.

Một chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng và các vi chất cần thiết để con bạn có đủ sức khỏe, tăng cường nhận thức và tư duy để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.
Theo: saga/trí thức trẻ

Bé ngủ ngon ngày hè nhờ giường lưới an toàn

(Mẹ và bé) - Giúp bé tự lập hơn ngay từ khi còn 4,5 tháng tuổi; con ít giật mình khi ngủ; thiết kế lưới trũng không làm đau người trẻ…là những lý do giường lưới đang lên cơn sốt trong ngày hè này trong các gia đình có con nhỏ.

Những tiện lợi từ giường lưới

Những ngày hè nóng bức, con ra mồ hôi lưng nhiều là nỗi băn khoăn của không ít các mẹ. Làn da của các bé rất nhạy cảm, nếu bề mặt lưng bé – nơi tiếp xúc với giường bị kín thì khi ngủ bé sẽ bị đổ mồ hôi ở lưng, gây ra cảm giác khó chịu làm bé thức giấc, quấy khóc. Nhiều phụ huynh rủ nhau sắm giường lưới để cho con nằm khắc phục tình trạng trên.




Chị Lê Mai Phương (Hà Nội) có bé Su 8 tháng tuổi cũng vừa “sắm” cho cô công chúa chiếc giường lưới. Bé Su nhà chị Phương thường xuyên bị ra mồ hôi trộm, ngủ luôn bị giật mình nên tìm đến giường lưới theo dõi tình hình như thế nào. Từ khi mua giường mới cho Su, bé ngủ ngoan hơn và không còn hiện tượng giật mình như trước do thiết kế trũng lưới.

Chị chia sẻ: “Su cũng rất thích chơi và nằm trên chiếc giường mẹ mới mua cho bé. Giường lưới khá chắc chắn, có lưới nên thoáng Su không bị đau người. Độ cao vừa phải nhưng vẫn nên để ý đến bé. Nhà mình bỏ bỉm mùa hè vì sợ bé nóng nhưng khi không may tè xuống giường cũng không bị sũng ướt”.
Để chắc chắn hơn, phía dưới giường lưới chị Phương có trải tấm thảm xốp dầy, có độ chống thấm cao, êm tránh tình trạng bé lật, chơi đùa bị ngã xuống nền.
Một số mẹ khác cũng tìm đến giường lưới với những tiện lợi như:

- Giúp bé tự lập hơn ngay từ khi còn nhỏ. Khi có giường lưới bé sẽ có không gian riêng của mình và không bám hơi mẹ nhiều khi ngủ chung với người lớn. Đặc biệt hơn, mẹ vẫn có thể canh chừng, theo dõi được bé thường xuyên.

- Khi nằm trên nệm, lưng bé rất dễ bị hầm hơi và gây đổ mồ hôi nhiều. Điều này rất dễ dẫn tới cảm khi có quạt hay gió trời thổi vào. Tình trạng này gần như không xảy ra với giường lưới khi mặt giường thông thoáng nên khi bé nằm sẽ rất mát lưng và không gây hấp hơi dẫn tới chảy mồ hôi lưng ở trẻ. Điều này hạn chế tối đa nguy cơ gây cảm lạnh cho bé.

- Nếu các mẹ cho trẻ nằm cùng giường, khi đặt giường lưới trên giường lớn, bé vẫn ngủ ngon vì những rung động hay tiếng ồn trên giường lớn dường được khắc phục, không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Một số tư vấn khi mua giường lưới

Trên thị trường có nhiều loại giường lưới dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các mẹ lưu ý tránh lựa chọn những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Không nên ham đồ rẻ, kém chất lượng và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhiều loại giường lưới giá rẻ từ 70.000 đồng – 100.000 đồng nhưng chất liệu nóng, trẻ vẫn ra mồ hôi trộm nhiều khi nằm. Một số hãng giường lưới tốt giá dao động từ 290.000 đồng – 350.000 đồng.

- Nhiều mẹ lo lắng sợ bé ngã khi nằm giường lưới, nhưng các loại giường dành cho trẻ đảm bảo đủ độ cao, an toàn cho trẻ. Đối với giường cho trẻ dưới 8 tháng tuổi luôn có đai bảo vệ an toàn. 

- Khi mua giường cho trẻ các mẹ nên quan sát kỹ khung thép cũng như tấm lưới dưới lưng bé để chắc chắn rằng không có dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

Theo Tuệ Linh (Khám Phá)