Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Tôn trọng cái tôi của trẻ

(Mẹ và bé) - Trong độ tuổi đang phát triển, một trong những nét tâm lý nổi bật đó chính là “cái tôi” của trẻ. Việc phụ huynh tôn trọng "cái tôi" và định hướng trẻ đúng đắn sẽ khuyến khích trẻ hình thành tính quyết đoán, sự khác biệt, đẩy mạnh khả năng sáng tạo cho trẻ.


Kịp thời phát hiện tài năng trẻ

Nhiều bố mẹ vì quá quan tâm đến con cái mà chỉ bắt con được dùng những món mà bố mẹ chọn lựa, mua sắm, ví dụ như ở đồ chơi. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng tư duy, tìm hiểu của bé khi chỉ được tiếp xúc với một số loại đồ vật nhất định, và việc ấy cũng khiến bố mẹ không thể hiểu rõ được hết tính cách, sở thích của con. Như bé rất thích chơi bóng rổ, bóng đá, cầu lông, có khuynh hướng yêu thích thể thao nhưng bố mẹ toàn mua cho con đồ chơi bác sĩ, xếp hình; hay bé thích đàn, thích hát, thích vẽ, những hoạt động thiên về nghệ thuật, nhưng ở nhà đâu đâu cũng chỉ là đồ chơi làm bếp, nấu nướng. Để bé được tự do thể hiện “cái tôi”, phụ huynh sẽ có dịp quan sát và tìm hiểu tính cách của trẻ, để có thể định hướng kịp thời cá tính, tài năng cho con.


Điều chỉnh nhẹ nhàng

Điều cần làm tiếp theo chính là hãy tôn trọng trẻ, cho dù đôi khi có những ý kiến bé đưa ra, những món đồ bé chọn chưa thật thích hợp, thì cũng đừng nên vội vàng bảo bé là không được, không đúng, hay cáu giận quát mắng. Đôi khi trong mắt phụ huynh đó chỉ là chuyện cỏn con vặt vãnh, nhưng trong bé lúc này đó có thể lại là những chuyện rất quan trọng, vội vàng phủ nhận có thể làm tổn thương đến con. Mẹ nên từ tốn, nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu cái gì sẽ là hay hơn, ý kiến nào đúng hơn, lựa chọn nào tốt hơn, bé cũng sẽ dần dần nhận ra được cái không đúng ở mình và nghe theo quyết định của mẹ.

Phần lớn trẻ em ở độ tuổi này cũng rất thích học theo người lớn, để vẫn tôn trọng “cái tôi” của trẻ nhưng vẫn theo ý muốn của bố mẹ thì hãy làm gương cho bé. Ví dụ bố mẹ dạy con phải luôn luôn vui vẻ, không được quát nạt cáu gắt, chê bai người khác hay đánh bạn là xấu, nhưng bố mẹ lại cáu giận, la mắng, dùng những lời lẽ nặng nề, đôi khi là đánh con khi con không nghe lời. Nói phải đi đôi với làm, mỗi khi con ương bướng hoặc bất hợp tác, phụ huynh nên dùng thái độ nghiêm nghị để nói chuyện với con như những người lớn với nhau để bé thấy được việc làm sai. Khi ở cạnh con, bố mẹ nên chú ý đến những hành động tích cực như ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, chỉ ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, không quá chăm chăm xem phim, lướt điện thoại trong giờ sinh hoạt gia đình, đánh răng vào mỗi buổi tối,… Nếu mỗi ngày bé đều được quan sát những hành động ấy, sẽ hình thành thói quen tốt trong con người của bé.

Không áp lực việc ăn uống

Muốn trẻ theo khuôn khổ trong việc ăn uống, mẹ nên dùng phương pháp đưa ra những lựa chọn cho trẻ. Đặc biệt đối với những sản phẩm có hương vị tự nhiên, mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo ra những biến tấu đa dạng cho trẻ tùy ý chọn lựa. Nếu mẹ muốn bé uống sữa trắng Love’in Farm Kun, thay vì cố gắng truyền đạt để bé hiểu về những tác động tích cực từ công thức dinh dưỡng Pro-Grow hay chất MCT, Omega 3,6 hoặc canxi bổ sung trong sữa sẽ giúp bé cứng cáp, khỏe mạnh, mẹ hãy khéo léo tăng độ kích thích trong hương vị tự nhiên của Kun bằng trái cây, siro hoặc cho thêm một số loại bánh để bé có thể ăn kèm với sữa. Khi được mẹ “gợi ý” với một số lựa chọn nhất định như thế, trẻ sẽ có cơ hội được chủ động đưa ra quyết định của mình song thực chất, mẹ vẫn đảm bảo việc kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng những hình ảnh, biểu tượng gắn liền với sản phẩm để khơi dậy sự yêu thích của bé đối với việc uống sữa. Nếu mẹ lo những biến tấu với sữa trắng chưa đủ hấp dẫn trẻ, mẹ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện thú vị về gia đình nông dân siêu phàm, về đội bóng Liverpool, về cô bò Moo để bé hứng thú hơn với việc uống Love’in Farm Kun mỗi ngày.

Tôn trọng “cái tôi” của trẻ một cách đúng đắn, việc thu hẹp khoảng cách giữa bố mẹ và con cái trở nên thật dễ dàng, khiến con trẻ tin yêu và kính trọng bố mẹ mình hơn.

Theo Saga / Trí Thức Trẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét